Tìm hiểu tổng quan về Server

1.Server là gì ?

Trong thời buổi hiện nay, một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một hệ thống thông tin chứ không đơn thuần là dùng máy tính nữa. Để có thể vận hành cũng như quản lý được hệ thống thông tin đó thì doanh nghiệp hoặc cá nhân phải dùng tới một thiết bị là Server.

Server còn gọi là máy chủ, đây là máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc là mạng Internet, đặt IP tĩnh. Bản chất Server cũng là một máy tính nhưng nó có nhiều tính năng vượt trội hơn máy tính thông thường chẳng hạn như khả năng xử lý dữ liệu lớn, khả năng lưu trữ cao.  Mục đích chính của Server là sử dụng để lưu trữ và xử lý dữ liệu trong mạng, cung cấp các thông tin cho các máy Client. Một Server ngoài thực tế sẽ cung cấp dữ liệu cho rất nhiều người dùng, chính vì vậy Server phải có cấu hình mạnh và có khả năng phục vụ được nhiều người cùng lúc.

Server là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet, chẳng hạn như một số dịch vụ trên Internet có thể kể ra như webise, trò chơi, ứng dụng,… Nếu muốn vận hành thì cũng đều phải thông qua một Server. Server cũng có thể là tập hợp một mạng lưới rất nhiều các máy chủ kết nối với nhau để phục vụ một số lượng rất lớn cho người dùng (Ví dụ như Server của Facebook, Server của Google).

2.Phân loại Server

Hiện nay thì có nhiều loại máy chủ khác nhau, máy chủ sẽ được phân ra làm các loại sau:

2.1.Theo phương pháp xây dựng một hệ thống máy chủ

  • Máy chủ vật lý (Dedicated Server): đây là dạng máy chủ chạy trên phần cứng như CPU, RAM, Card mạng, HDD,.. Tất cả sẽ phụ thuộc vào phần cứng cho nên khi gặp một vấn đề về hư hỏng, thay đổi cấu hình máy chủ, nâng cấp thì đều phải thay đổi phần cứng của máy chủ.
  • Máy chủ ảo (VPS – Virtual Private Server): đây là dạng máy chủ được tạo ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo này có tính năng tương tự như máy chủ vật lý riêng đó cũng như chia sẻ tài nguyên từ máy chủ. Việc nâng cấp sẽ dễ dàng khi thông qua phần mềm quản lý hệ thống.
  • Máy chủ đám mây (Cloud Server): đây là dạng máy chủ được kết hợp từ nhiều loại máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN (Storage Area Networking). Chính vì được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây nên nó dễ dàng nâng cấp từng phần mà không làm gián đoạn quá trình khi đang sử dụng, tốc độ truy xuất vượt trôi, giúp máy chủ hoạt động ổn định.

2.2.Theo chức năng

  • Database Server: máy chủ cơ sở dữ liệu, là máy chủ cài đặt phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL, SQL Server,…
  • File Server: máy chủ file, là máy chủ lưu trữ file ví dụ như Google Drive, Microsoft One Drive, Dropbox.
  • Mail Server: máy chủ mail, ví dụ như Gmail, Yahoo mail, Yandex, Amazon mail service.
  • Print Server: máy chủ in, thường được dùng trong mạng nhỏ của doanh nghiệp.
  • Web Server: máy chủ web, phục vụ người dùng mua hàng như các site Amazon, Taobao, Google shopping, phục vụ người dùng đọc tin tức,…
  • Game Server: máy chủ trò chơi, ví dụ máy chủ phục vụ cho game Võ Lâm, World of Warcraft,…
  • Application Server: máy chủ ứng dụng, ví dụ để chạy các phần mềm quản lý ERP (Enterprise Resource Planning), phần mềm CRM (Customer Relationship Management) trong doanh nghiệp, nhưng Application Server cũng có thể được hiểu chung là máy chủ cung cấp dịch vụ web, mail, file server, database,…         
  • DNS Server: là máy chủ phân giải tên miền (Domain name system), thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ bằng cách dùng tên domain name để xác định.
  • DHCP Server: là máy chủ DHCP có chức năng quản lý, cấp phát IP động.
  • FTP Server: cung cấp khả năng truyền file an toàn, bảo mật và kiểm soát đường truyền giữa các máy tính.

3.So sánh sự khác nhau giữa các loại Server

So sánh Máy chủ vật lý Máy chủ ảo – VPS Máy chủ đám mây
Tính sẵn sàngDữ liệu sẽ lưu trên máy chủ vật lý, chi phí backup dữ liệu tốn kém.Dữ liệu có thể bị ảnh hưởng khi mà máy chủ vật lý bị hỏng, do máy chủ ảo được tạo từ máy chủ vật lý.Dữ liệu sẽ lưu trữ trên đám mây, không lưu trữ trên máy chủ vật lý. Được backup đều đặn, đảm bảo dữ liệu vẫn an toàn khi máy chủ vật lý lỗi.
Tài nguyênTài nguyên độc lập, không chia sẻ với ai.Dù VPS có tính năng như máy chủ vật lý nhưng việc chia sẻ tài nguyên vẫn là từ máy chủ vật lý gốc và bị giới hạn tài nguyên bởi RAM, CPU,..Tài nguyên được tích hợp với công nghệ ảo hóa, sử dụng tài nguyên tính toán động.
Hiệu năngKhách hàng sẽ được toàn quyền quản trị máy chủ.Hiệu năng ổn định và an toàn.Lúc cao điểm server vật lý có thể dẫn đến tình trạng bị treo và khiến VPS có thể ngừng hoạt động tạm thời.Máy chủ đám mây không phụ thuộc vào máy chủ vật lý nên không bị ảnh hưởng.Cơ sở dữ liệu tập trung và phân bố đều trên các máy chủ.
Quản trịNgười dùng được toàn quyền quản trị, cài đặt và tùy biến cấu hình.VPS được tạo ra bởi máy chủ vật lý và tính năng giống là đều được toàn quyền quản trị. Nhưng yêu cầu người quản trị phải có kiến thức và kỹ thuật tốt.Người dùng hoặc đội ngũ cần phải có kiến thức và kỹ thuật quản trị máy chủ ảo.
Khả năng mở rộngMỗi khi cần nâng cấp khá phức tạp, thay linh kiện, thiết bị chuyên dụng có thể sẽ bị downtime trong quá trình nâng cấp.Phụ thuộc vào tài nguyên máy chủ vật lý khi thuê để nâng cấp. Việc nâng cấp tài nguyên thêm bị hạn chế.Dễ dàng nâng cấp, chỉ cần nâng giới hạn trên các server. Hoặc chỉ cần tạo thêm máy chủ ảo mới trong nội bộ.
Chi phíChi phí cao hơn VPS như chi phí vận hành, thiết bị, backup…Chi phí trung bình, phù hợp cho cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.Chi phí linh hoạt tùy theo mức sử dụng thực tế (RAM, CPU,…)  

4.Vai trò của Server

  • Có thể nói, vai trò chính của Server là đảm nhận cho việc lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay của một tổ chức trong mạng LAN hoặc mạng Internet.
  • Server sẽ được thiết kế để chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt khi mà gặp sự cố cần bảo trì. Server luôn được bật là bởi vì chúng thường được sử dụng để cung cấp các dịch vụ được yêu cầu liên tục. Nếu chẳng may trong một trường hợp Server bị lỗi, chúng có thể gây ra nhiều rắc rối cho người dùng mạng khi họ đang sử dụng các dịch vụ đó. Để có thể giảm thiểu được vấn đề này thì Server thường được thiết lập khả năng chịu lỗi.
  • Hệ thống Server đối với doanh nghiệp sẽ giúp lưu trữ thông tin, quản lý, vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, họ chỉ cần tối ưu phần cứng cho Server mà không cần đầu tư quá nhiều vào các máy trạm khác.
  • Đối với những cá nhân, doanh nghiệp nhỏ thì Server cũng đảm nhận một vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành dữ liệu của một hệ thống.
  • Máy chủ thì thường được lưu trữ trong tủ rack hoặc là nhà kính, vì đây là những khu vực giúp cách ly máy tính, thiết bị nhạy cảm khỏi những đối tượng không nên được tiếp cận vào.
  • Mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời như dễ dàng tìm kiếm dữ liệu vì dữ liệu được quản lý tập trung trong Server.
  • Có thể truy cập email, dữ liệu, file,…một cách nhanh gọn và bất cứ ở đâu.
  • Đồng bộ hóa và chia sẻ quyền truy cập, sử dụng các thiết bị cũng như tài nguyên cho tất cả các nhân viên trong công ty.
  • Độ bảo mật về thông tin là tuyệt đối do mỗi tổ chức, công ty, doanh nghiệp đều có một Server riêng nên họ rất chú trọng vào việc này.
  • Tăng khả năng xử lý mạnh mẽ, khi các thông số như RAM và CPU tăng lên.
  • Đáp ứng được khả năng mở rộng, phục vụ cho số lượng thiết bị, người dùng và khối công việc hằng ngày càng tăng lên.          

5.Mô hình hoạt động của Server

Các Server thường hoạt động trong mô hình Client-Server (máy khách – máy chủ), máy khách kết nối với máy chủ thông qua một hạ tầng mạng hoặc Internet sử dụng giao thức IP (Internet Protocol). Khi một khách hàng gửi một yêu cầu đến máy chủ, qua một số thao tác thì máy máy chủ sẽ gửi lại một phản hồi cho khách hàng. Từ đó, máy chủ sẽ cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dùng hoặc cá nhân trong tổ chức.

6.Ưu điểm của Server

  • Quản trị Server từ xa một cách dàng mà không phải lo về việc gián đoạn công việc.
  • Server có độ bảo mật cao giúp hạn chế được những mối rủi ro về an ninh mạng.
  • Người sử dụng cài đặt các yêu cầu một cách linh hoạt theo mục đích.
  • Dữ liệu đa dạng, không bị hạn chế, tăng băng thông, không gian lưu trữ, nhiều người có thể cùng lúc truy cập vào hệ thống mà không lo bị quá tải.

7.Khi nào cần dùng Server

  • Dùng cho doanh nghiệp lớn, có nhiều dự án ngắn hạn hoặc đủ nguồn tài chính để mua máy server riêng.
  • Dùng cho doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ một lượng dữ liệu tương đối lớn.
  • Doanh nghiệp muốn dùng một website nặng thông qua việc mở rộng phần cứng để đảm bảo tốc độ đường truyền mạnh.