Các loại ổ cứng trên máy tính

1 Tổng quan

Ổ cứng máy tính là thiết bị lưu trữ dữ liệu không thể thiếu của các loại laptop, máy tính để bàn. Không giống như Ram máy tính, khi ngắt nguồn điện thì ổ cứng sẽ không mất dữ liệu.

2 Phân loại ổ cứng máy tính

Có 2 loại ổ cứng phổ biến hiện nay

2.1 Ổ cứng HDD

Ổ cứng (HDD Hard Disk Drive) là loại ổ cứng truyền thống hay còn gọi là ổ cứng cơ học, nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính, những chiếc đĩa này là nơi chứa dữ liệu. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để đọc/ghi, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi trỏ đúng vào vị trí của đĩa khi đang quay để đọc dữ liệu.

Các loại ổ cứng HDD.

  • HDD Internal: Đối với PC sẽ có kích thước là 3,5 inch và laptop sẽ là 2,5 inch. Ổ cứng loại này đa số sẽ có dung lượng lớn. HDD Internal có tốc độ đọc ghi dữ liệu khoảng 530 MB/s. Thông thường thì HDD Internal sẽ có giá khá rẻ hơn so với HDD External .
  • HDD External: Có kích thước 2,5 inch và 3,5 inch. ổ cứng loại này được cung cấp năng lượng qua cổng kết nối USB hoặc Thunderbolt. Tuy nhiên, thị trường ổ cứng di động ngày càng phong phú đa dạng, với nhiều loại được thiết kế đặc biệt có khả năng lưu trữ rất lớn như Backup Plus Desktop với dung lượng lên tới 5 TB.

Ưu điểm và nhược điểm của HDD

Ưu điểm:

  • Ổ cứng HDD được thiết kế với kiểu dáng đơn giả.
  • Ổ cứng HDD Có khả năng lưu trữ được rất nhiều dữ liệu nhưng giá thành lại vô cùng hợp lý.
  • Ổ cứng HDD có kích thước thường là 3,5’’ và 2,5’’ tương ứng với máy tính để bàn và laptop.

Nhược điểm:

  • Sử dụng điện năng nhiều hơn SSD.
  • Khi hoạt động phát ra tiếng ồn lớn.
  • Bị ảnh hưởng bởi từ tính.

2.2 Ổ cứng SSD

SSD (Solid State Drive) có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như bộ nhớ RAM đó là sử dụng các chip nhớ flash. SSD có nhiều phương thức kết nối không chỉ dừng lại ở SATA III có tốc độ tối đa 6Gbps mà còn PCIe lên đến 32 Gbps. Đây là dòng ổ cứng có tốc độ tốt nhất hiện nay

Các loại ổ cứng SSD

Tùy vào chuẩn kết nối mà có các loại ổ cứng SSD, các chuẩn phổ biến là SSD 2,5” SATA, mSATA, M.2. Bạn có thể xem ví dụ về ổ cứng SSD như hình dưới.

Ưu điểm và nhược điểm của SSD

Ưu điểm:

  • SSD có tốc độc đọc ghi nhanh hơn HDD 2 lần, thậm chí tới 10 lần, đạt từ 550MB/s đến hàng ngàn MB/s
  • Hoạt động ổn định, giảm tỷ lệ hư hỏng, an toàn cho dữ liệu.
  • Vì là thể rắn nên hoạt động không gây ồn, ít tỏa nhiệt, tiết kiệm điện năng.

Nhược điểm:

  • SSD có giá thành cao hơn HDD