Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng AP khác nhau, với các tính năng và giá cả khác nhau, vì vậy việc lựa chọn sẽ mua AP nào để đáp ứng nhu cầu sử dụng là một bài toán khó đối với các tổ chức doanh nghiệp. Dưới đây là một số thông số, tính năng bạn cần xác định trước để có thể mua được loại AP phù hợp.

1.Độ phủ sóng

Phạm vi mà AP có thể bao phủ sóng là một thông số quan trọng và WAP có vùng phủ lớn hơn sẽ có lợi hơn. Bởi vì nó có nghĩa là số lượng và chi phí lắp các AP có thể được giảm bớt. Việc mua các WAP có phạm vi phủ sóng lớn có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp. Bạn nên tham khảo độ phủ sóng của các dòng AP trong 1 hãng hoặc giữa các hãng khác nhau để có tương quan so sánh và lựa chọn.

2. Tốc độ

Tốc độ truyền thông tin cũng là điều chúng ta cần quan tâm, thường được đo bằng bps (bit trên giây), kilobit, megabit hoặc gigabit. Nói chung, nếu lựa chọn AP có hỗ trợ giao thức 802.11n, tốc độ của AP có thể đạt đến 300Mbps hoặc cao hơn. Với WAP hỗ trợ giao thức 802.11ac có thể đạt tốc độ 1200Mbps.

Tốc độ và tiêu chuẩn của kết nối WiFi đã phát triển theo thời gian. Tiêu chuẩn gần đây nhất hiện được phổ biến rộng rãi là 802.11ac. Khi mua các AP mới, bạn cần ít nhất hỗ trợ cho tiêu chuẩn này. AP cũng sẽ tương thích với các thiết bị không hỗ trợ tiêu chuẩn mới nhất. Hỗ trợ cho tiêu chuẩn này không chỉ quan trọng đối với tốc độ tối đa của kết nối, các tiêu chuẩn mới nhất còn hỗ trợ tốt hơn cho nhiều kết nối đồng thời và do đó phù hợp hơn với nhiều người dùng.

3. Số lượng người dùng

Đối với mỗi dòng AP sẽ đáp ứng cho một số lượng người dùng nhất định. Khi chuẩn bị mua AP bạn cũng cần ước lượng thông số người dùng, để chọn dòng AP phù hợp, tránh trường hợp AP quá tải không đáp ứng nhu cầu sử dụng.

4. Hỗ trợ Dual Radio

Hỗ trợ cho cả dải tần 2.4G và 5G là rất quan trọng. Bạn cần Ap hỗ trợ băng tần 2.4G vì vẫn có thiết bị đang được sử dụng không hỗ trợ băng tần 5G. Mặt khác, 5G cũng rất quan trọng, vì băng tần 2.4G đã được sử dụng nhiều ở hầu hết các địa điểm công cộng, vì vậy có thể khó tìm được kênh có thể sử dụng ở đó.

Mặt khác băng tần 5G cung cấp nhiều kênh hơn 2.4G, vì vậy sẽ cung cấp nhiều kết nối hơn cho các thiết bị hỗ trợ 5G, tuy nhiên cũng sẽ dẫn đến tình trạng luôn có những kênh không được sử dụng. Một số AP sẽ tự động lựa chọn kênh phù hợp trên cả hai băng tần để tăng dung lượng.

5. Tự động lựa chọn kênh (DFS)

Các AP có tính năng chọn kênh tự động, sẽ quét môi trường để tìm ra kênh nào được các mạng WiFi khác sử dụng và cố gắng chọn kênh khả dụng tốt nhất. Nếu bạn có một AP không có tính năng chọn kênh tự động, bạn cần tự kiểm tra xem AP có đang không sử dụng kênh đã được các mạng khác sử dụng hay không và thay đổi cấu hình AP cho phù hợp.

DFS là một tùy chọn hoạt động kết hợp với lựa chọn kênh tự động. Một số kênh 5G chỉ có thể được sử dụng trong điều kiện không có trạm radar nào ở gần. Một AP có DFS, sẽ phát hiện tín hiệu radar và chặn các kênh thích hợp. Nếu không có DFS, các kênh này luôn bị chặn.

6. Quản lý với Controller

Đối với một số dòng AP trên thị trường sẽ phụ thuộc vào một bộ điều khiển (Controller) bên ngoài để hoạt động. Bộ điều khiển này rất tiện lợi khi quản lý và cấu hình AP với số lượng lớn. Bạn chỉ cần add thông tin S/N của AP vào controller, tất cả các AP sẽ được quản lý trên 1 trang dashboard, việc cấu hình các SSID, tính năng bảo mật dễ dàng được apply cho AP, mà không cần đi cấu hình từng AP. Controller có thể ở dạng phần mềm hoặc phần cứng tùy theo từng hãng AP.

7. Hỗ trợ Roaming

 Nếu bạn muốn sử dụng nhiều AP trong mạng của mình và bạn muốn đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt với nhau. Bạn muốn tất cả các AP có cũng SSID và mật khẩu giống nhau để các thiết bị có thể kết nối liền mạch thông qua AP có tín hiệu tốt nhất (còn gọi là roaming).

Để đạt được điều này, bạn phải triển khai các AP có khả năng roaming. Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa là ít nhất bạn sẽ cần sử dụng AP của cùng một hãng hoặc thậm chí là cùng một kiểu AP. Hãy nhớ kiểm tra xem AP bạn muốn sử dụng có thể được cấu hình như thế nào để hoạt động cùng nhau nhằm tạo ra một mạng WiFi duy nhất.

8. Số lượng sóng vô tuyến

Các AP hiện đại sử dụng tất cả các loại kỹ thuật để tối đa hóa thông lượng mạng, nhưng tiêu chuẩn 802.11ac đã giới thiệu một cách chuẩn hóa chung để cho phép giao tiếp đồng thời với nhiều thiết bị.

Kỹ thuật MU-MIMO, viết tắt của Multi User Multiple In Multiple Out. Kỹ thuật này cho phép AP gửi dữ liệu đến nhiều thiết bị một cách song song. Để làm được điều đó, AP sử dụng nhiều tần số radio. Trong bảng thông số kỹ thuật của AP, bạn sẽ tìm thấy thông số thể hiện cho kỹ thuật này như 2 × 2 MIMO hoặc 3 × 3 MIMO.

Các con số được đề cập đại diện cho số lượng radio được sử dụng để nhận và gửi dữ liệu tương ứng. Số lượng radio cao hơn sẽ hỗ trợ nhiều kết nối đồng thời hơn và do đó có thông lượng cao hơn.

9. Hỗ trợ PoE

Cấp nguồn qua cáp Ethernet (PoE) giải quyết vấn đề giảm chi phí cơ sở hạ tầng. PoE cho phép bạn cấp nguồn cho AP, loại bỏ nhu cầu về nguồn điện độc lập. Điều này làm giảm sự phức tạp của việc cài đặt ở những vị trí khó xử lý. Các AP có hỗ trợ cấp nguồn PoE sẽ giảm đáng kể sự bất tiện khi cần có nguồn điện cấp cho AP tại nơi gắn, nhất là với những môi trường lắp số lượng lớn AP.

10. Giá cả

Không phải là giá càng cao thì AP càng tốt. Đôi khi giá cao không chỉ làm tăng chi phí mà còn gây lãng phí chức năng và hiệu suất của sản phẩm. Nhưng mức giá quá thấp có thể khiến mọi người mua phải hàng kém chất lượng hoặc hàng nhái. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên hiểu rõ về hiệu suất thực tế của các AP, để không bị cám dỗ bởi các hiệu ứng quảng cáo không có thật.