1 Giới thiệu

Có nhiều loại Router trên thị trường, từ đơn giản đơn giản đến phức tạp. Router thường có các loại loại như sau:

2 Các loại Router

2.1 Core router

Core router thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ (Viettel, FPT, VNPT) hoặc các nhà cung cấp Cloud (như là Google, Amazon, Microsoft). Các router này thường to và giá thành cao vì các doanh nghiệp này cần thiết bị có hiệu năng mạnh để vận hành các dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sẽ không cần core router.

2.2 Edge router

Edge router, còn được gọi là gateway router, là thiết bị giúp kết nối với mạng bên ngoài, như là Internet hoặc các lớp mạng khác.

Edge router thường không có WiFi hoặc khả năng quản lý mạng cục bộ đầy đủ. Chúng thường chỉ có cổng Ethernet – một đầu vào để kết nối với Internet và một số đầu ra để kết nối các router bổ sung.

2.3 Distribution router

Distribution router, hay interior router, nhận dữ liệu từ edge router (hoặc gateway) thông qua kết nối có dây và gửi dữ liệu đó đến người dùng cuối, thường là qua WiFi, mặc dù router thường cũng bao gồm các kết nối vật lý (Ethernet) để kết nối người dùng hoặc những router bổ sung.

2.4 Wireless router (router không dây)

Router không dây kết hợp các chức năng của edge router và distribution router. Đây là những router phổ biến cho mạng gia đình và truy cập Internet. Chúng khá rẻ và đủ hiệu năng phục vụ nhu cầu cơ bản trong hộ gia đình.

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều cung cấp những router không dây đầy đủ tính năng làm thiết bị tiêu chuẩn.

2.5 Router ảo

Router ảo là phần mềm cho phép một số chức năng của Router được ảo hóa trên đám mây và được phân phối dưới dạng service. Những Router này lý tưởng cho các doanh nghiệp lớn với nhu cầu mạng phức tạp. Chúng cung cấp tính linh hoạt, khả năng mở rộng dễ dàng và chi phí đầu vào thấp hơn. Một lợi ích khác của router ảo là giảm tải bớt công việc quản lý phần cứng mạng cục bộ.